Trường Hợp Nào Bị Tước Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm?

TRƯỜNG HỢP NÀO BỊ TƯỚC GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM?

Đối với các cơ sở kinh doanh mặt hàng thực phẩm bắt buộc phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm mới được phép kinh doanh. Đây được coi là giấy bảo đảm để khách hàng có thể tin tưởng sử dụng các sản phẩm thực phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên giấy chứng nhận này cũng có thể bị tước nếu các đơn vị kinh doanh vi phạm.

Theo Quyết định 43/2005/QĐ-BYT ban hành "Quy định yêu cầu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm" của Bộ trưởng Bộ Y tế thì những đối tượng phải có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:

  • Cá nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với từng ngành nghề sản xuất, kinh doanh.
  • Những người có bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng y, dược chuyên khoa Vệ sinh thực phẩm, Dịch tễ, Dinh dưỡng; bằng tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng – khoa Công nghệ thực phẩm khi trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm không cần có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Những đơn vị, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm sau 3 năm phải tham gia tập huấn để cập nhật các kiến thức liên quan

Và những người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm nếu bị lập biên bản quá 3 lần về các hành vi vi phạm các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm và phải tham gia học lại.

Bạn có thể đăng ký tham gia học tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm tại các đơn vị đào tạo như SCF để được các chuyên gia đầu ngành đào tạo, nắm vững các kiến thức về an toàn vệ sinh lao động để hành nghề đúng theo quy định của pháp luật.

Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ được cấp giấy chứng nhận tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật.

Hãy nghiêm chỉnh chấp hành các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cộng đồng, để doanh nghiệp phát triển bền vững, chủ doanh nghiệp không bị tước giấy chứng nhận tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm. Liên hệ SCF để được tư vấn thêm về vấn đề này nhé!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *